Điều hòa không vào điện: Nguyên nhân và cách xử lý

Trong những ngày nắng nóng gay gắt, điều hòa trở thành “người bạn đồng hành” không thể thiếu trong mỗi gia đình. Thật khó chịu khi chiếc máy lạnh bỗng dưng ngừng hoạt động khiến không gian trở nên nóng bức, ngột ngạt. Và một trong những sự cố phổ biến nhất mà người dùng thường gặp phải chính là tình trạng điều hòa không vào điện. Hãy cùng Midea Việt Nam tìm hiểu những lý do dẫn đến hiện tượng đó cũng như cách kiểm tra và khắc phục qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân khiến điều hòa không vào điện

Điều hòa không vào điện là tình trạng máy lạnh đột nhiên bị mất nguồn dù đang hoạt động bình thường. Dấu hiệu nhận biết hiện tượng này có thể là khi bật remote hay cầu giao nhưng không nghe được âm thanh báo hiệu điều hòa hoạt động, không thấy màn hình hiển thị trên điều hòa hay máy đang hoạt động bỗng dưng tắt và không thể mở lại,… Những dấu hiệu này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến máy lạnh không vào điện:

Nguyên nhân khiến điều hòa không vào điện
Nguyên nhân khiến điều hòa không vào điện

1.1. Điều hòa bị mất điện do tụ điện hỏng

Tụ điện là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình khởi động điều hòa. Công dụng chính của nó là đưa điện áp đến động cơ của điều hòa để khởi động máy. Do đó, hỏng tụ được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến điều hòa không thể khởi động lại. Thông thường, đa phần tụ điện thường bị hỏng do hao mòn, điện áp quá tải, chập cháy,…

Điều hòa không vào điện do bị hỏng tụ

1.2. Rơ- le bên trong dàn lạnh gặp vấn đề

Rơ- le bên trong điều hòa truyền tải công suất điện đến động cơ. Linh kiện này được lắp đặt bên trong môi trường kín để đảm bảo động cơ luôn được vận hành liên tục. Nếu một trong các rơ- le bị ngoại lực tác động, nó sẽ ngăn chặn động cơ bật lên khiến điều hòa không thể hoạt động.

Rơ- le bên trong dàn lạnh gặp vấn đề

1.3. Điều hòa không vào điện do bị hỏng điều khiển

Nguyên nhân từ việc hỏng điều khiển thường chỉ chiếm 5% trong số các lý do gây nên hiện tượng mất nguồn điều hòa. Khi bạn sử dụng điều khiển mở điều hòa nhưng không được thì có thể là do remote hết pin, hỏng hóc hoặc không nhận tín hiệu.

1.4. Điều hòa bị chập cháy

Điều hòa bị chập cháy cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng máy lạnh không vào điện. Hầu hết các thiết bị làm mát nói chung và điều hòa không khí nói riêng nếu luôn ở trong tình trạng quá tải thì sẽ rất dễ bị chập cháy. Kèm theo đó, việc bố trí nơi đặt điều hòa không hợp lý cũng sẽ khiến cho dàn nóng không kịp tản nhiệt. Điều này sẽ khiến điều hòa bị chết tụ và chỉ chạy quạt gió dàn lạnh.

1.5. Máy lạnh bị hỏng block (Máy nén)

Máy nén là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống điều hòa. Nhiệm vụ của thiết bị này là di chuyển liên tục gas từ dàn nóng qua hệ thống ống dẫn tới dàn lạnh và ngược lại. Chính vì vậy, khi máy nén gặp sự cố, điều hòa không thể hoạt động bình thường. Máy nén bị hỏng có thể do điều hòa bị thiếu gas hay hoạt động quá tải.

Điều hòa không vào điện do bị hỏng block

1.6. Do điều hòa không có điện vào

Một nguyên nhân khá đơn giản mà ít người dùng để ý đến là do điều hòa không vào điện. Sau một thời gian vận hành, nguồn điện (bao gồm nguồn cấp điện và dây điện đấu nối với điều hòa) có thể sẽ gặp phải các vấn đề như: dây điện bị đứt hẳn hoặc đứt ngầm bên trong, bị chuột cắn hỏng, nguồn cắm điện bị mất do trục trặc,…

1.7. Đường dây sử dụng không tương thích với điện áp của điều hòa

Nhiều thợ thiếu kinh nghiệm có thể sử dụng dây điện không đáp ứng được điện áp tiêu thụ của điều hòa, dẫn đến chập cháy hệ thống điện. Ví dụ, đối với máy lạnh 12000btu có công suất khoảng 1000W và dòng điện sẽ là 4.5A, nếu một đơn vị lắp đặt chỉ đi dây 1.5mm (tiêu chuẩn cho dòng 4A) sẽ dẫn đến hiện tượng đường dây sử dụng không tương thích với điện áp của điều hòa, thậm chí là gây chập cháy hệ thống điện.

Đường dây sử dụng không tương thích với điện áp của điều hòa

1.8. Điều hòa không vào điện do bị hỏng board mạch

Board mạch có thể được xem như bộ não của tất cả các thiết bị điện nói chung và điều hòa nói riêng. Đây được coi như trung tâm điều khiển của cả một hệ thống điều hòa. Chính vì vậy, main hỏng đồng nghĩa với máy ngừng hoạt động, dẫn tới máy lạnh không lên nguồn.

Nguyên nhân tình trạng hỏng mạch có thể bao gồm:

  • Máy bị ẩm ướt hoặc bị nước vào khiến board mạch bị chập, cháy nổ và dẫn tới hỏng toàn bộ hệ thống.
  • Linh kiện sử dụng lâu ngày nên bị han rỉ và không hoạt động.
  • Tần suất sử dụng máy lạnh quá nhiều cộng thêm việc không bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, dẫn đến tình trạng thiết bị quá tải.
Điều hòa không vào điện do bị hỏng board mạch

1.9. Cánh vẫy điều hòa bị kẹt hoặc bị gãy chốt

Đối với những gia đình dùng điều hòa lâu năm mà ít vệ sinh, bảo dưỡng máy định kỳ thì trình trạng cánh vẫy bị kẹt là rất dễ xảy ra. Bụi bẩn, mạng nhện bám vào cánh vẫy, đồng thời máy không được bảo dưỡng nên bị kẹt dẫn tới điều hòa bật không lên.

Mặt khác, rất nhiều gia đình gặp phải tình huống máy lạnh mở không lên là do chốt nối giữa cánh vẫy và động cơ bị gãy. Chốt này làm bằng nhựa nên khả năng bị gãy và hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt với các sản phẩm điều hòa thanh lý hoặc sản phẩm đã sử dụng lâu năm.

1.10. Lỗi aptomat

Aptomat gặp vấn đề cũng là một trong những nguồn gốc làm cho điều hòa mất nguồn. Chính vì thế, khi điều hòa không vào điện, hãy kiểm tra ngay aptomat. Nguyên nhân có thể do aptomat chưa bật, bị chập cháy, đứt dây,…

máy lạnh không vào điện do hỏng aptomat

2. Cách xử lý điều hòa không vào điện tại nhà

Trước khi gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp, bạn có thể làm theo các bước sau để kiểm tra và xử lý tình trạng điều hòa không vào điện tại nhà:

Bước 1: Tắt bộ điều nhiệt

Bộ điều nhiệt của điều hòa (hay còn gọi là điều khiển nhiệt độ) là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống điều hòa. Bộ điều nhiệt sử dụng các cảm biến nhiệt độ để kiểm tra và đo lường nhiệt độ hiện tại của không gian và tự động điều chỉnh các bộ phận của hệ thống điều hòa để giữ cho nhiệt độ không gian luôn thích hợp với người dùng.

Bộ điều nhiệt của điều hòa thường có một màn hình hiển thị số hoặc LCD để hiển thị nhiệt độ hiện tại và các cài đặt khác của hệ thống điều hòa. Nó cũng có các nút hoặc phím để điều chỉnh các cài đặt nhiệt độ và các tính năng khác của hệ thống điều hòa. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau để tắt bộ điều nhiệt của điều hòa:

  • Tìm nút hoặc phím “Off” hoặc biểu tượng tắt trên bộ điều khiển của máy điều hòa. Thông thường, nút tắt sẽ có màu đỏ hoặc có biểu tượng hình chữ “O” trên đó.
  • Nhấn nút hoặc phím “Off” hoặc biểu tượng tắt để chuyển bộ điều khiển sang chế độ tắt.
  • Kiểm tra lại bộ điều khiển để đảm bảo rằng nó đã tắt hoàn toàn. Nếu bộ điều khiển được cấp nguồn bằng pin hoặc nguồn điện DC, bạn có thể tháo pin hoặc ngắt nguồn để đảm bảo bộ điều khiển không tiêu tốn điện năng.
Tắt bộ điều nhiệt điều hòa

Bước 2: Đặt lại bộ ngắt

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến điều hòa không vào điện là do quá tải, dẫn đến bộ ngắt mạch tự động ngắt điện để bảo vệ hệ thống.

Bước 3: Đợi 30 phút

Điều hòa cần thời gian để thiết lập lại bộ ngắt mạch bên trong sau khi cúp điện. Đó là lý do tại sao việc giữ bộ điều nhiệt ở chế độ “tắt” trong trong thời gian này rất quan trọng. Vì bộ ngắt bên trong không thể đặt lại nếu bộ điều nhiệt vẫn đang hoạt động.

Bước 4: Bật bộ điều chỉnh nhiệt thành chế độ “làm mát”

Sau 30 phút, hãy bật bộ điều chỉnh trở lại và điều chỉnh sẽ bật lại điều hòa không khí của bạn. Cần đảm bảo cài đặt nhiệt độ ít nhất là 5 độ dưới nhiệt độ phòng.

Bước 5: Gọi cho nhà cung cấp dịch vụ nếu các bước này không giúp được gì

Nếu sau khi thử các biện pháp trên mà điều hòa vẫn không vào điện, bạn nên liên hệ  ngay đến đội ngũ thợ sửa chữa chuyên nghiệp để kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng và hạn chế tình trạng hỏng hóc trở nên nghiêm trọng hơn.

Trên đây là những nguyên nhân thường gặp và cách khắc phục tình trạng điều hòa không vào điện mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ phần nào giúp bạn khắc phục tình trạng này kịp thời, tiết kiệm thời gian và chi phí sửa chữa.