Điều hòa có mùi hôi là vấn đề thường gặp trong quá trình sử dụng ở nhiều gia đình. Tình trạng này gây nên sự khó chịu cho người dùng, nếu không khắc phục kịp thời sẽ còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm. Sau đây, Midea MDV sẽ chia sẻ đến bạn nguyên nhân và những mẹo giúp khắc phục điều hòa có mùi hôi nhé!
1. Điều hòa có mùi hôi gây ra ảnh hưởng gì?
Trong cuộc sống hiện đại, điều hòa không khí đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong nhiều gia đình và văn phòng. Nó không chỉ giúp điều chỉnh nhiệt độ, tạo sự thoải mái trong môi trường sống và làm việc, mà còn góp phần cải thiện chất lượng không khí. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta có thể gặp phải tình trạng điều hòa có mùi hôi, gây ra nhiều phiền toái và lo lắng. Vậy mùi hôi từ điều hòa có thể ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta?
- Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe: Mùi hôi từ điều hòa có thể xuất phát từ nấm mốc, vi khuẩn, hoặc các chất gây ô nhiễm khác. Do vậy, điều này có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, dị ứng, và các bệnh về da. Đặc biệt, người có hệ miễn dịch yếu, người già, và trẻ em có thể dễ bị ảnh hưởng hơn.
- Chất lượng không khí: Mùi hôi từ điều hòa làm giảm chất lượng không khí trong nhà, tạo cảm giác không thoải mái và khó chịu. Không khí trong lành là yếu tố quan trọng để tạo ra một môi trường sống lành mạnh.
- Tâm lý và tinh thần: Mùi hôi kéo dài có thể gây căng thẳng và khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần của mọi người trong nhà. Nó có thể làm giảm năng suất làm việc và chất lượng giấc ngủ.
- Hư hỏng thiết bị: Mùi hôi có thể là dấu hiệu của việc điều hòa cần được vệ sinh hoặc sửa chữa. Việc không xử lý kịp thời có thể dẫn đến hư hỏng thiết bị, tăng chi phí bảo trì và thay thế.
2. Nguyên nhân khiến máy lạnh có mùi hôi khó chịu
2.1. Vi khuẩn, nấm mốc do không vệ sinh điều hòa
Nguyên nhân đầu tiên khiến máy lạnh có mùi hôi là do nấm mốc và vi khuẩn tích tụ. Khi không được vệ sinh thường xuyên, môi trường ẩm ướt bên trong máy lạnh trở thành nơi lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Chúng không chỉ gây ra mùi hôi khó chịu mà còn có thể phát tán vào không khí, gây ra các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, viêm mũi, và các bệnh về hô hấp.
2.2. Bộ lọc không khí bị bẩn khiến điều hòa có mùi hôi
Bộ lọc không khí có nhiệm vụ loại bỏ bụi bẩn từ không khí trước khi nó được làm mát và thổi vào phòng. Khi bộ lọc không được vệ sinh định kỳ, các chất bẩn sẽ tích tụ trên bề mặt bộ lọc, gây ra mùi hôi khó chịu. Bộ lọc không khí bẩn còn làm giảm hiệu suất hoạt động của máy và không đáp ứng được khả năng làm mát như mong muốn.
2.3. Đường ống dẫn nước ngưng tụ bị tắc
Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng điều hòa bị hôi. Trong quá trình hoạt động, máy lạnh tạo ra nước ngưng tụ, sau đó chúng sẽ thoát ra ngoài qua một hệ thống ống dẫn. Nếu ống dẫn bị tắc, nước không thể thoát ra ngoài và đọng lại ở trong máy. Sự tích tụ này sẽ tạo ra mùi hôi, nếu không được xử lý kịp thời, nọ sẽ gây ra hiện tượng rò rỉ nước, gây khó chịu cho người sử dụng và ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị.
2.4. Điều hòa có mùi hôi do bị rò rỉ khí gas
Trường hợp có mùi hôi do bị rò rỉ khí gas khá phức tạp. Có nhiều nguyên nhân khiến thiết bị rò rỉ gas, có thể là do quá trình sử dụng lâu năm, các mối hàn bị rỉ sét hoặc do tác động của thời tiết và môi trường làm cho đường ống bị xuống cấp khiến rò rỉ gas,… Việc rò rỉ gas có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe gia đình bạn: gây ngộ độc, ngạt thở,… nên phải sớm có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Cách khắc phục điều hòa có mùi hôi đơn giản, hiệu quả
Để khắc phục tình trạng điều hòa có mùi hôi, hãy thử tham khảo một số cách sau:
3.1. Làm sạch dàn lạnh và dàn nóng
Nên vệ sinh cả dàn nóng và dàn lạnh thường xuyên để hạn chế tình trạng điều hòa có mùi hôi. Bạn có thể dùng khăn ẩm để lau sạch bề mặt dàn lạnh và dàn nóng tại nhà. Tuy nhiên, đối với các bộ phận khó tiếp cận, hãy sử dụng dịch vụ vệ sinh điều hòa chuyên nghiệp để đảm bảo tất cả các bộ phận được làm sạch kỹ lưỡng.
3.2. Bật chế độ Dry của máy lạnh khoảng 5 – 10 phút
Khi máy lạnh có mùi hôi, bạn có thể khắc phục bằng cách bật chế độ hút ẩm Dry. Người dùng có thể lặp đi lặp lại hành động này để máy thực hiện hút ẩm và giảm đi mùi hôi khó chịu. Nên bật chế độ Dry trước khi tắt máy lạnh từ 5 – 10 phút, điều này giúp không gian khô ráo, giải quyết tình trạng máy có mùi hôi.
3.3. Kiểm tra và làm sạch hệ thống ống dẫn nước ngưng tụ
Kiểm tra và làm sạch đường ống này để đảm bảo nước ngưng tụ có thể thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Bạn có thể tự vệ sinh hoặc nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên viên kỹ thuật để làm sạch đường ống.
3.4. Sử dụng chất khử mùi hoặc tinh dầu
Để giảm bớt mùi hôi tạm thời, bạn có thể sử dụng các chất khử mùi chuyên dụng cho điều hòa hoặc tinh dầu. Đặt một vài giọt tinh dầu vào bộ lọc hoặc khu vực gần dàn lạnh để tạo mùi hương dễ chịu trong phòng.
3.5. Bật chế độ khử mùi máy lạnh
Thông thường các máy lạnh sẽ được trang bị chế độ hút khử mùi để giải phóng hàng nghìn ion âm xung quanh điều hòa. Điều này giúp tạo thành lớp rào chắn bụi bẩn, hạn chế đến mức tối đa tình trạng máy lạnh phát ra mùi hôi gây khó chịu.
3.6. Kiểm tra và sửa chữa các vấn đề kỹ thuật
Nếu mùi hôi xuất phát từ các vấn đề kỹ thuật như động cơ, quạt, hoặc dây điện bị hỏng, bạn nên nhờ đến các kỹ thuật viên chuyên nghiệp để kiểm tra và sửa chữa. Đừng cố gắng tự khắc phục nếu bạn không có kinh nghiệm, vì điều này có thể gây nguy hiểm.
3.7. Bảo dưỡng định kỳ
Để duy trì điều hòa hoạt động hiệu quả và không có mùi hôi, bạn nên thực hiện bảo dưỡng định kỳ. Lên kế hoạch vệ sinh và kiểm tra điều hòa ít nhất hai lần mỗi năm, hoặc thường xuyên hơn nếu cần thiết, để đảm bảo không có sự tích tụ bụi bẩn và nấm mốc.
Trên đây là các nguyên nhân khiến máy lạnh có mùi hôi cùng với những cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình và chọn được chiếc máy lạnh phù hợp với nhu cầu.