Nguyên nhân máy lạnh bị đóng tuyết và cách khắc phục hiệu quả

Trong quá trình sử dụng, nhiều người dùng thường gặp phải hiện tượng máy lạnh bị đóng tuyết. Tình trạng này gây nên nhiều sự bất cập và có thể xảy ra ở bất kỳ dòng máy lạnh nào. Vậy nguyên nhân máy lạnh bị đóng tuyết là gì? Cách khắc phục tình trạng này là gì? Hãy cùng Midea MDV tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Máy lạnh bị đóng tuyết gây ra ảnh hưởng gì?

Hiện tượng máy lạnh đóng tuyết không chỉ ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ thống điều hòa mà còn gây nên sự khó chịu, bất tiện cho người sử dụng. Dưới đây là một số tác hại khi máy lạnh bị đóng tuyết:

1.1. Điều hòa bị chảy nước

Tác hại dễ thấy nhất khi máy lạnh bị đóng tuyết chính là khiến điều hòa bị chảy nước. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ không thể thấy ngay lập tức bởi khi máy lạnh còn hoạt động thì nhiệt độ lạnh vẫn được duy trì, cho nên tuyết vẫn sẽ bám trên các dàn lạnh của máy. Chỉ đến khi người dùng tắt máy lạnh thì hiện tượng tuyết tan và nước chảy xuống sàn mới bắt đầu xuất hiện.

Thoạt nhìn thì có vẻ hiện tượng này không gây ảnh hưởng gì nhiều, nhưng nó lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như: gây ẩm mốc trên tường, làm không gian bị mất đi tính thẩm mỹ,… Trong trường hợp tệ hơn, khi nước rơi vào các thiết bị điện hoặc ổ điện thì nguy cơ cháy nổ xảy ra là rất cao.

Dấu hiệu đầu tiên nhận biết dàn lạnh bị đóng tuyết đó chính là điều hòa chảy nước
Dấu hiệu đầu tiên nhận biết dàn lạnh bị đóng tuyết đó chính là điều hòa chảy nước

1.2. Gây hư hỏng linh kiện của máy

Khi máy lạnh bị đóng tuyết sẽ khiến các linh kiện bên trong dễ bị hư hỏng và ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của máy. Đặc biệt, hiện tượng này có thể gây quá tải cho máy nén và quạt gió, dẫn đến chi phí sửa chữa hoặc thay thế đắt đỏ. Do đó, việc bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra thường xuyên là cần thiết để duy trì hiệu suất hoạt động và tránh các sự cố không mong muốn.

Máy lạnh bị đóng tuyết sẽ khiến các linh kiện bên trong bị ảnh hưởng
Máy lạnh bị đóng tuyết sẽ khiến các linh kiện bên trong bị ảnh hưởng

1.3. Tiền điện tăng cao

Máy lạnh bị đóng tuyết sẽ tiêu thụ nhiều điện năng hơn bình thường, khiến tiền điện tăng cao. Nếu không sửa chữa kịp thời, điều này lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm.

Máy lạnh bị đóng tuyết sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn
Máy lạnh bị đóng tuyết sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn

2. Nguyên nhân dàn lạnh bị đóng tuyết và cách khắc phục

Máy lạnh bị đóng tuyết có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên và cách để khắc phục.

2.1. Không vệ sinh, bảo dưỡng máy lạnh thường xuyên

Nguyên nhân: Một trong những việc quan trọng cần làm để kéo dài tuổi thọ thiết bị là phải vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên. Việc không vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ cho điều hòa sẽ khiến bụi bẩn tích tụ trên các bề mặt làm lạnh. Đây chính là điều kiện cho việc hình thành tuyết và gây ra tình trạng máy bị đóng tuyết

Cách khắc phục: Người dùng nên thực hiện bảo dưỡng điều hòa định kỳ bằng cách làm sạch và kiểm tra các bộ phận quan trọng của máy như lọc khí, cánh quạt, và bề mặt làm lạnh,…

Không vệ sinh, bảo dưỡng máy lạnh thường xuyên chính là nguyên nhân làm dàn lạnh đóng tuyết
Không vệ sinh, bảo dưỡng máy lạnh thường xuyên chính là nguyên nhân làm dàn lạnh đóng tuyết

2.2. Nghẹt đường dẫn gas

Nguyên nhân: Đường dẫn gas bị nghẹt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đóng tuyết dàn lạnh phổ biến. Nghẹt đường dẫn gas có thể do bụi bẩn hoặc tắc nghẽn khí. Điều này làm cho gas không thể lưu thông một cách bình thường

Cách khắc phục: Nhờ đến sự trợ giúp của các nhân viên bảo hành, xử lý tắc nghẽn hoặc rò rỉ trong đường dẫn gas

Nghẹt đường dẫn gas điều hòa
Nghẹt đường dẫn gas điều hòa

2.3. Máy lạnh bị thiếu hoặc hết gas

Nguyên nhân: Việc thiếu hoặc hết gas khi sử dụng máy lạnh lâu ngày sẽ khiến cho dàn lạnh hoạt động yếu đi hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn. Điều này sẽ làm cho luồng khí lạnh chỉ tập trung tại một chỗ, gây nên tình trạng đóng tuyết.

Cách khắc phục: Hãy liên hệ với bộ phận bảo trì sản phẩm để cung cấp thêm gas cho máy máy lạnh và kiểm tra tình trạng của đường ống dẫn gas

Trong trường hợp này, cần liên hệ ngay với nhân viên bảo hành để kịp thời khắc phục
Trong trường hợp này, cần liên hệ ngay với nhân viên bảo hành để kịp thời khắc phục

2.4. Quạt tản nhiệt máy lạnh bị hư hỏng

Nguyên nhân: Cánh quạt tản nhiệt có thể bị hỏng trong quá trình sử dụng, gây ra hiện tượng tản nhiệt không đều và làm cho dàn lạnh bị đóng tuyết.

Cách khắc phục: Hãy liên hệ với nhân viên bảo trì để kiểm tra cánh quạt của thiết bị, nếu hư hỏng thì cần nhanh chóng thay thế để đảm bảo chất lượng cho máy lạnh.

2.5. Lắp đặt điều hòa sai cách

Nguyên nhân: Việc lắp đặt sai kỹ thuật là một trong những nguyên nhân khiến dàn lạnh bị đóng tuyết, bạn có thể nhận thấy điều này dễ nhất khi vừa lắp đặt điều hòa.

Cách khắc phục: Để khắc phục tình trạng này, bạn nên gọi đến trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng nơi bạn mua máy lạnh, máy điều hòa để được sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật nhanh chóng và an toàn.

Kỹ thuật lắp đặt điều hòa là vô cùng quan trọng
Kỹ thuật lắp đặt điều hòa là vô cùng quan trọng

2.6. Nhiệt độ bên ngoài quá thấp

Nguyên nhân: Khi nhiệt độ ngoài trời thấp quá mức nhưng bạn vẫn mở máy lạnh ở chế độ làm lạnh thấp, điều này sẽ khiến cho băng tuyết có cơ hội được hình thành trên máy lạnh.

Cách khắc phục: Bạn hãy tắt máy lạnh hoặc chuyển sang chế độ quạt để thiết bị có thể tan hết băng rồi tiếp tục sử dụng. Bạn cần tìm hiểu kỹ các chế độ trên máy lạnh đang dùng để sử dụng tối ưu các tính năng trong suốt quá trình sử dụng.

Trên đây là một số nguyên nhân khiến máy lạnh bị đóng tuyết và cách khắc phục cụ thể. Tuy nhiên, để tránh được việc máy lạnh gặp phải tình trạng này, người dùng nên chủ động vệ sinh, bảo dưỡng máy lạnh định kỳ hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Điều này không chỉ giúp máy lạnh hoạt động hiệu quả hơn mà còn kéo dài tuổi thọ của thiết bị và giảm thiểu chi phí sửa chữa không cần thiết. Ngoài ra, khi phát hiện máy lạnh có dấu hiệu bất thường như đóng tuyết, cần nhanh chóng kiểm tra và sửa chữa kịp thời để đảm bảo máy luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất.