Việc vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa công nghiệp theo định kỳ là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo cho hệ thống máy lạnh được bền lâu và hoạt động hiệu quả. Vậy quy trình bảo dưỡng điều hòa công nghiệp được thực hiện như thế nào? Khoảng bao lâu thì nên bảo dưỡng điều hòa công nghiệp? Hãy cùng Midea Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Điều hòa công nghiệp là gì?
Điều hòa công nghiệp là một hệ thống điều hòa không khí được thiết kế dành riêng cho các không gian lớn như: nhà xưởng, trung tâm thương mại, doanh nghiệp,… Dòng sản phẩm này có công suất lớn và luồng gió mạnh mẽ hơn rất nhiều so với những loại điều hòa dân dụng thông thường
Bên cạnh đó, hệ thống máy lạnh này còn được trang bị các tính năng đặc biệt như: khả năng làm lạnh nhanh, kiểm soát nhiệt độ, lọc không khí,….đảm bảo mang tới cho người dùng trải nghiệm thoải mái, dễ chịu đồng thời đảm bảo môi trường làm việc an toàn. Điều hòa công nghiệp chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng và tăng năng suất trong các môi trường công nghiệp.
2. Tại sao phải bảo dưỡng máy lạnh công nghiệp?
Hiện nay, hệ thống điều hòa công nghiệp đang ngày càng được sử dụng rộng rãi. Với tần suất hoạt động nhiều và liên tục như thế, việc bảo dưỡng điều hòa là vô cùng cần thiết để giúp hệ thống có thể hoạt động tốt hơn, giảm thiểu hỏng hóc
Bên cạnh đó, nhà xưởng là một môi trường làm việc có nhiều bụi, chất độc hại và chất ăn mòn. Điều này sẽ khiến cho hệ thống điều hòa công nghiệp dễ gặp phải các vấn đề so với bình thường. Vì vậy, thường xuyên kiểm tra và vệ sinh sẽ giúp người dùng sớm phát hiện ra các lỗi hư hỏng và kịp thời khắc phục. Điều này giúp tăng tuổi thọ sản phẩm mà còn giảm thiểu rủi ro về sự cố hoặc gián đoạn trong sản xuất
Bên cạnh đó, nếu không thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa thì dàn nóng và dàn lạnh sẽ bị bám bụi. Điều này dẫn đến việc máy lạnh bị hao tổn, hoạt động kém, mất thêm nhiều thời gian để làm mát và tiêu thụ năng lượng nhiều hơn. Việc dàn lạnh bị bám bụi còn khiến khả năng lọc không khí giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra nhiều căn bệnh về đường hô hấp
3. Quy trình bảo dưỡng điều hòa công nghiệp
Một quy trình bảo dưỡng điều hòa công nghiệp sẽ bao gồm những bước sau:
Bước 1: Khảo sát hệ thống và ghi chép dữ liệu
- Hỏi thăm khách hàng về tình trạng cũng như lỗi mà điều hòa gặp phải như: điều hòa bị đọng nước, khả năng làm lạnh yếu, tự tắt đột ngột,…
- Sau đó tiến hành khởi động cho máy chạy thử để kiểm tra độ ồn, áp suất, lưu lượng gió,…
- Tắt nguồn điện trước khi bắt đầu tiến hành vệ sinh dàn nóng và dàn lạnh để đảm bảo an toàn
Bước 2: Bảo trì, bảo dưỡng dàn lạnh
- Tháo mặt nạ, dọn dẹp tấm lưới lọc bụi, máng nước ngưng, dàn lạnh
- Kiểm tra và đánh giá tình trạng sau đó ghi chép lại các chi tiết cần sửa chữa, thay thế
Bước 3: Kiểm tra và bảo dưỡng dàn nóng
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng những bộ cảm biến, bao gồm cảm biến nhiệt và cảm biến áp suất
- Kiểm tra, phân tích áp suất hút và áp suất đẩy
- Kiểm tra gas, nếu cần thiết có thể nạp bổ sung
- Kiểm tra những tín hiệu điều khiển bên trong, bên ngoài và các tín hiệu nội bộ khác
- Đo lường và đánh giá dòng điện phân phối
- Kiểm tra và xử lý những rung ngoài ý muốn của hệ thống (nếu có)
- Dọn dẹp vệ sinh dàn ngưng bằng thiết bị chuyên dụng
- Cho máy chạy thử, xem xét và hiệu chỉnh những thông số kỹ thuật cần thiết
- Vệ sinh các chi tiết máy và trang thiết bị liên quan
Bước 4: Bảo dưỡng hệ thống điện và điều khiển
- Kiểm tra và đánh giá tình trạng của các aptomat
- Kiểm tra các thiết bị đóng/ cắt điện, các thiết bị bảo vệ điện, …
- Dọn dẹp và vệ sinh các thiết bị liên quan
Bước 5: Bảo dưỡng, hiệu chỉnh quạt thông gió
- Kiểm tra, đánh giá và hiệu chỉnh các quạt thông gió.
- Lau chùi, kiểm tra những động cơ, tụ điện và những giá treo quạt.
- Kiểm tra các ổ bi, động cơ, tụ điện, những giá treo quạt
Bước 6: Chạy kiểm tra hệ thống, đánh giá tổng quan và lập báo cáo chi tiết
Sau khi bảo dưỡng toàn bộ hệ thống, cần cho hệ thống chạy thử và đánh giá toàn bộ hệ thống thêm một lần nữa. Sau đó lập báo cáo chi tiết về tình trạng hệ thống điều hòa công nghiệp về các chi tiết máy phải sửa chữa cũng như các linh kiện cần phải thay thế nếu có
Thường tùy vào mức độ phức tạp của hệ thống điều hòa, môi trường sản xuất bình thường hay khắc nghiệt để các doanh nghiệp, nhà xưởng có thể dự kiến thời gian bảo dưỡng định kỳ. Thời gian thích hợp có thể là 1 tháng 1 lần, 3 tháng 1 lần, 6 tháng 1 lần hoặc 1 năm 1 lần,… Việc bảo trì, bảo dưỡng điều hòa định kỳ sẽ giúp hạn chế chi phí sửa chữa, chi phí tổn thất do ngừng hoạt động sản xuất gây ra
4. Một số lưu ý khi sử dụng máy lạnh công nghiệp
- Tắt máy lạnh khi không sử dụng và duy trì một mức nhiệt vừa phải khi bật máy. Có thể sử dụng thêm chế độ hẹn giờ để tiết kiệm điện năng
- Chú ý theo dõi các âm thanh phát ra từ máy lạnh khi bật máy để sớm phát hiện ra các vấn đề bất thường. Nếu điều hòa xuất hiện tiếng ồn lạ, cần tắt máy để tìm hiểu nguyên nhân và gọi đến nhân viên bảo hành để được hỗ trợ
- Bảo dưỡng máy lạnh theo định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện năng
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sửa chữa bảo dưỡng điều hòa công nghiệp, bạn nên tìm hiểu kỹ về hệ thống điều hòa, sử dụng các thiết bị bảo hộ đúng cách, và tuân thủ đúng quy trình sửa chữa bảo dưỡng. Nếu không có kinh nghiệm hoặc kỹ năng sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điều hòa, nên tìm đến các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng để được hỗ trợ tốt nhất. Nếu còn đang phân vân hoặc có điều gì chưa rõ, hãy liên hệ ngay tới qua hotline: 084 883 9595 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.