Tụ điều hòa là một bộ phận quan trọng, có chức năng kích hoạt máy nén (block) vận hành để máy lạnh có thể hoạt động trơn tru. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người chưa hiểu rõ về khái niệm cũng như cách thay tụ điều hòa sao cho đúng kỹ thuật. Hãy để Midea MDV giải đáp tất cả các thắc mắc đó thông qua bài viết dưới đây!
1. Tụ điều hòa là gì?
Tụ điều hòa hay còn gọi là tụ kích, được thiết kế ở dàn nóng điều hòa và nằm trên máy nén (block). Nó nhận nhiệm vụ kích nguồn điện cho máy nén trong cục nóng điều hòa chạy. Tụ điều hòa thường có hình trụ tròn và nối trực tiếp với các block thông qua chân khởi động và chân chung của block điều hòa.
Thông thường, tụ điện sử dụng cho cục nóng điều hòa là tụ dầu không phân cực. Có 2 loại tụ được sử dụng cho điều hòa là tụ điện 2 chân giúp hỗ trợ kích máy block hoạt động và tụ điện 3 chân giúp hỗ trợ kích máy block và quạt bên trong cục nóng hoạt động.
1.1. Tụ máy lạnh có chức năng gì?
Do máy nén sử dụng động cơ điện không đồng bộ 1 pha roto lồng sóc và cần phải có tụ điện tạo ra từ trường lệnh để động cơ này hoạt động. Vì vậy, chức năng chính của tụ điều hòa là hỗ trợ cho máy nén khởi động, góp phần tạo ra luồng khí mát tỏa khắp phòng.
1.2. Nguyên lý hoạt động của tụ máy lạnh
Tụ máy lạnh gồm hai hoặc nhiều tấm dẫn điện và được ngăn cách bằng chất điện môi. Tụ kích điều hòa hoạt động theo nguyên lý phóng nạp, cụ thể:
Khi tụ được kích hoạt, động cơ điện của máy nén sẽ khởi động. Khí Gas ở cục nóng sẽ được chuyển sang dạng hơi và chạy qua van tiết lưu. Cho tới khi qua dàn lạnh sẽ hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh và làm lạnh cho dàn lạnh.
Môi chất lạnh sau khi hấp thu nhiệt sẽ được đưa tới máy nén. Sau đó, dưới sự chênh lệch áp suất, môi chất này sẽ chuyển sang dạng lỏng và đẩy vào trong dàn nóng. Đồng thời, quạt ở dàn nóng sẽ hút hơi nóng từ bên trong và đẩy ra ngoài, giúp cho máy nén hoạt động hiệu quả.
1.3. Phân loại tụ máy lạnh
Hiện nay, tụ điện cho cục nóng thường là loại tụ dầu không phân cực và gồm 2 loại:
- Tụ 2 chân (tụ điện đơn): tụ thường có cấu tạo đơn giản và được trang bị trên nhiều dòng điều hòa Samsung, Panasonic, Sharp… Tụ kích này thường có các thông số: 20 mi, 25 mi, 35 mi, 40 mi, 45 mi và 50 mi
- Tụ 3 chân (tụ điện kép): có tác dụng hỗ trợ kích máy nén và quạt bên trong cục nóng. Tụ này thường có 2 tụ ghép chung chân và 1 chân nối với block, 1 chân nối vào quạt cục nóng. Các dòng điều hòa LG, Casper, Daikin, Hitachi …. thường sử dụng tụ này. Thông số chính thường gặp là: 2 mi, 15 mi, 30 mi và 50 mi.
2. Dấu hiệu và nguyên nhân khiến tụ điều hòa bị hỏng
2.1. Dấu hiệu nhận biết
Rất khó để nhận biết tụ điều hòa bị hỏng vì linh kiện này nằm ở bên trong cục nóng. Tuy nhiên, bạn có thể phát hiện bộ phận này đang gặp sự cố thông qua một số dấu hiệu sau:
- Khi bật điều hòa, không cảm nhận được hơi lạnh như bình thường.
- Máy nén trong cục nóng phát ra tiếng rè hoặc không hoạt động.
- Tụ bị cháy hoặc điều hòa bị rò rỉ điện.
2.2. Nguyên nhân gây hỏng tụ
Nếu tụ bị hỏng, thiết bị sẽ không thể hoạt động được. Có rất nhiều nguyên nhân khiến tụ điều hòa bị hỏng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Tuổi thọ của tụ điều hòa: Sau thời gian dài sử dụng, tụ điều hòa có thể bị hư hỏng.
- Thay đổi điện áp: Sử dụng nguồn điện không ổn định có thể làm hỏng tụ điện và giảm hiệu quả làm lạnh của điều hòa.
- Hoạt động quá công suất liên tục: Khi điều hòa hoạt động liên tục trong thời gian dài, đặc biệt là vào mùa nắng nóng, không chỉ tụ điện mà các linh kiện bên trong cả dàn nóng và dàn lạnh cũng có thể gặp vấn đề.
- Nhiệt độ quá cao: Nhiệt độ bên ngoài môi trường quá nóng hoặc cục nóng đặt sai vị trí cũng là nguyên nhân nhân khiến cho tụ điện dễ bị hư hỏng.
Ngoài ra, việc điều hòa không bảo dưỡng định kì, khiến bụi bẩn bám nhiều cũng sẽ làm cho máy nén nóng và hỏng tụ điện, gây tốn kém chi phí sửa chữa.
3. Hướng dẫn thay tụ máy lạnh tại nhà đúng kỹ thuật
Để khắc phục tình trạng tụ máy lạnh bị hỏng, cách duy nhất là bạn nên nên thay mới tụ điện. Có thể tham khảo cách thay thế tụ điện tại nhà sao cho đúng kỹ thuật dưới đây:
3.1. Cách thay tụ máy lạnh 2 chân
- Bước 1: Cần xác định bộ phận chân chung, chân chạy và chân đề trên máy nén
- Bước 2: Cắm một chân của cầu nối cục nóng với chân chung của block
- Bước 3: Với chân chạy và chân đề của block, bạn cần cắm mỗi dây vào một chân của tụ
- Bước 4: Với dây nguồn còn lại ở cầu nối cục nóng bạn sẽ tiến hành cắm chung với chân chạy của block trên tụ
3.2. Cách thay tụ máy lạnh 3 chân
- Bước 1: Cần hiểu rõ ký hiệu trên tụ 3 chân và bạn thực hiện cách đấu: Heat cắm chân đề của block, C cắm chân chạy của block và quạt, rồi cắm thêm 1 nguồn từ cầu nối đưa lên còn Fan thì cắm chân đề của quạt
- Bước 2: Cắm phần chân chung của quạt và của máy nén với nguồn còn lại ở cầu nối cục nóng và mặt lạnh
4. Một số lưu ý để hạn chế tình trạng hư tụ máy lạnh
Để giảm thiểu tình trạng hỏng tụ máy lạnh trong quá trình sử dụng để làm mát hoặc sưởi ấm, bạn có thể áp dụng một số giải pháp sau:
- Vệ sinh điều hòa định kỳ: Thông thường, bạn nên vệ sinh điều hòa định kỳ 6 tháng 1 lần để giúp máy hoạt động tốt hơn cũng như kịp thời phát hiện các linh kiện và bộ phận bị hỏng.
- Chọn công suất máy lạnh phù hợp: Điều này giúp tránh tình trạng thiết bị hoạt động quá công suất, giúp kéo dài tuổi thọ của tụ điện và các bộ phận khác.
- Lựa chọn vị trí lắp đặt dàn lạnh và dàn nóng: Đảm bảo hiệu quả làm mát đồng thời tránh tình trạng tụ điện bị hỏng do nhiệt độ môi trường bên ngoài.
- Thường xuyên quan sát hoạt động của điều hòa: Nhận biết các dấu hiệu bất thường để kiểm tra và khắc phục sự cố kịp thời, tránh tình trạng thiết bị bị hỏng nặng hơn, gây tốn kém chi phí sửa chữa hoặc thay thế.
Trên đây là những chia sẻ về những điều cần biết về tụ máy lạnh cũng như cách thay thế tụ tại nhà đúng kỹ thuật nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích khi sử dụng thiết bị này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!